Tên thật Khuất Duy Trác
Thể loại nhạc Nhạc tiền chiến, tình khúc 1954-1975
Thành công
với nhạc Ngô Thụy Miên, Tiền chiến
Ca khúc
thành công Áo lụa Hà Đông, Mắt biếc, Đôi mắt người Sơn Tây, Yêu dáng em xưa
Duy Trác tên thật Khuất Duy Trác, là một ca sĩ nổi tiếng, thành danh ở Sài Gòn từ những năm trước 1975. Tuy chỉ là một ca sĩ nghiệp dư, nhưng nhiều người xem Duy Trác như một trong những giọng ca nam lớn nhất của tân nhạc Việt Nam.
Duy Trác quê ở Sơn Tây, xuất thân trong một gia đình Nho giáo truyền thống. Nghề nghiệp chính của ông là luật sư, theo một vài tài liệu thì ông còn là thẩm phán. Ngoài ra ông còn tham gia viết báo và cũng là một dịch giả. Duy Trác bắt đầu đi hát từ những năm còn là sinh viên, khoảnh cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960 nhờ sự giới thiệu của ca sĩ Quách Đàm với nhạc sĩ Dương Thiệu Tước. Tuy giọng ca của ông được rất nhiều người mến mộ, nhưng trước 1975 ở Sài Gòn, Duy Trác gần như không bao giờ trình diễn ở phòng trà hay các chương trình nhạc hội. Ông chỉ hát trên đài phát thanh và thu âm cho các hãng băng đĩa, vì vậy nhà văn Duyên Anh đã đặt cho ông biệt danh "chàng ca sĩ cấm cung". Duy Trác cũng có sáng tác một vài bài hát như Tiếng hát đêm Noel, Sài Gòn chỉ vui khi các anh về...
Sau 1975, Duy Trác có đi trại tù cải tạo nhiều năm tới 1988. Năm 1992 ông rời Việt Nam định cư tại Houston, Hoa Kỳ. Tại đây ông có tham gia trình diễn ở một vài chường trình ca nhạc và phát hành hai CD riêng Còn tiếng hát gửi người và Giã từ. Trong CD Giã từ ông đã nói lời từ biệt với âm nhạc. Từ đó Duy Trác không còn hát và hiện nay ông hợp tác với đài phát thanh VOVN - Tiếng nói Việt Nam tại Houston phụ trách một vài chương trình.
Băng nhạc và CD Duy Trác
1970 - 1975
* Tiếng hát Duy Trác
Mặt A:
1. Ngày đó chúng mình (Phạm Duy)
2. Một lần cuối (Nguyễn Bính - Văn Phụng)
3. Tôi sẽ đưa em về (Y Vân)
4. Hương xưa (Cung Tiến)
5. Ngày chưa nguôi yêu dấu (Trầm Tử Thiêng)
6. Múc anh trăng vàng (Hoàng Thi Thơ)
7. Cơn mê chiều (Nguyễn Minh Khôi)
8. Thu trên đảo Kinh Châu (Lê Thương)
9. Đợi chờ (Nhật Bằng - Phạm Đình Chương)
10. Chiều tưởng nhớ (Thẩm Oánh)
Mặt B:
1. Tương tư 2 (Mặc Thế Nhân)
2. Đường em đi (Phạm Duy)
3. Lá đổ muôn chiều (Đoàn Chuẩn - Từ Linh)
4. Trương Chi (Văn Cao)
5. Cô láng giềng (Hoàng Quý)
6. Cây đàn bỏ quên (Phạm Duy)
7. Bóng chiều xưa (Minh Trang - Dương Thiệu Tước)
8. Con thuyền xa bến (Lưu Bách Thụ)
9. Nhạc chiều (Doãn Mẫn)
10. Hướng về Hà Nội (Hoàng Dương)
* Tiếng hát Duy Trác 2
Mặt A:
1. Thuở ban đầu (Phạm Đình Chương)
2. Dạ tương sầu (Nhật Bằng)
3. Du mục (Trịnh Công Sơn)
4. Đường em đi (Phạm Duy)
5. Người nghệ sĩ mù (Hoàng Thi Thơ)
6. Nhớ quê hương (Phạm Ngữ)
7. Đôi chim giang hồ (Ngọc Bích) Duy Trác & Sĩ Phú
8. Thuở trăng về (Ngọc Bích)
9. Một ngày vui mùa đông (Lê Uyên Phương) Duy Trác & Khánh Ly
* Tiếng hát Duy Trác
1. Áo lụa Hà Đông (Ngô Thụy Miên - Nguyên Sa)
2. Tiếng chuông chiều thu (Tô Vũ)
3. Tình khúc buồn (Ngô Thụy Miên) (Duy Quang hát)
4. Con chim lạc bạn (Phạm Văn Chừng)
5. Mắt biếc (Ngô Thụy Miên)
6. Thu trên đảo Kinh Châu (Lê Thương)
7. Cơn mê chiều (Nguyễn Minh Khôi)
8. Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương - Quang Dũng)
9. Ngày đó chúng mình (Phạm Duy)
Sau 1975
CD Còn tiếng hát gửi người
* Còn tiếng hát gửi người
Thúy Nga Productions phát hành tại Hoa Kỳ năm 1993
1. Mộng dưới hoa (Đinh Hùng - Phạm Đình Chương)
2. Áo lụa Hà Đông (Nguyên Sa – Ngô Thụy Miên)
3. Còn tiếng hát gửi người (Trần Quang Lộc)
4. Thuở ban đầu (Phạm Đình Chương)
5. Tạ từ (Tô Vũ)
6. Đôi mắt người Sơn Tây (Phạm Đình Chương - Quang Dũng)
7. Một cõi đi về (Trịnh Công Sơn)
8. Bay đi cánh chim biển (Đức Huy)
9. K khúc của Lê (Đăng Khánh - Du Tử Lê)
10. Nghìn trùng xa cách (Phạm Duy)
* Giã từ
Diễm Xưa Productions phát hành tại Hoa Kỳ năm 1995
1. Đường về miền Bắc (Đoàn Chuẩn)
2. Mắt buồn (Phạm Đình Chương - Lưu Trọng Lư)
3. Đừng lừa dối nhau (Y Vân)
4. Từ một giấc mơ (Mai Anh Việt)
5. Tơ sầu (Lâm Tuyền)
6. Biệt ly (Doãn Mẫn)
7. Dạ tâm khúc (Phạm Đình Chương - Thanh Tâm Tuyền)
8. Cô láng giềng (Hoàng Quý)
9. Yêu dáng em xưa (Đăng Khánh)
10. Đẹp giấc mơ hoa (Hoàng Trọng)
11. Dạ khúc (Nguyễn Mỹ Ca)
12. Hương xưa (Cung Tiến)